Chào mừng quý bạn đọc đến với Chuyên trang Giảm nghèo, thị xã Mường Lay
  • Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn thị xã Mường Lay
  • Thời gian đăng: 14/05/2024 03:56:59 PM
  • Ngày 13-5-2024, Ban chỉ huy PCTT-TKCN thị xã Mường Lay ban hành Công văn số 1120/BCH-VP về chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
  • Theo đó, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra do mưa lớn, dông lốc có thể xảy ra. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN thị xã đề nghị các cơ quan, đơn vị, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các xã, phường chỉ đạo, thực hiện một số nội dung sau:

    (1) Tổ chức ứng trực thường xuyên 24/24h trong thời gian cao điểm mùa mưa bão. Chủ động theo dõi nắm bắt thông tin dự báo thời tiết, mực nước dâng tại các sông suối và lịch xả nước tại các đập thủy điện để kịp thời thông báo tới các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường và toàn thể nhân dân nắm bắt có biện pháp chủ động phòng tránh kịp thời, không để xảy ra hiện tượng lũ bất ngờ, gây thiệt hại tới tài sản nhân dân...

    (2) Cử cán bộ chuyên môn phối hợp với UBND các xã, phường hướng dẫn nhân dân cách gia cố chằng chống nhà cửa theo đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn khi xảy ra dông lốc, mưa đá…; Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện…; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pa nô, áp phích; các khu vực nhà lá, nhà tạm bợ và các dàn giáo của công trình đang thi công.

    (3) Ban chỉ huy PCTT-TKCN các xã, phường: Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo của đài khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên về diễn biến tình hình thời tiết, thông tin kịp thời đến các đơn vị, các cấp, người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh đảm bảo an toàn cho người, điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, kịp thời, nhất là đối với nắng nóng, dông, lốc, sét, mưa đá...; Hướng dẫn nhân dân tận dụng vật liệu địa phương sẵn có gia cố chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng dông gió, lốc xoáy, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán người và tài sản khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ”; Tổ chức rà soát, bổ sung các phương án phòng tránh dông lốc, sét và mưa lớn, mưa đá phù hợp với đặc điểm của xã, phường, triển khai lực lượng tại chỗ, lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven suối có nguy cơ sát lở, lũ ống (đặc biệt khe suối huổi Mút, Huổi Mẹo bản hốc phường Na Nay; suối Huổi Ngố, Huổi Hái, Huổi Pên, Huổi Ló, Huổi Phán, khe suối Huổi Luân xã Lay Nưa) và khu vực trũng thấp, có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời người và tài sản đến nơi an toàn trong đó quan tâm đến những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già; các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,… để hạn chế thiệt hại, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng./.

  • Tác giả: NT